Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đang tăng trưởng sôi động cả về số lượng lẫn giá trị. Có những dấu hiệu tích cực cho thấy Việt Nam có khả năng đạt được mục tiêu xuất khẩu gạo trong năm 2020.
Vào tháng 1 và tháng 2, 2020, có khoảng 900,000 tấn gạo trị giá 410 triệu USD đã được xuất sang nước ngoài, tăng 27% về khối lượng và 32% về giá trị so với cùng kì năm ngoái, số liệu theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD)
Giá xuất khẩu trung bình đạt 478 USD/tấn trong tháng 1, tăng 7% so với cùng kì năm ngoái. Philippines là nhà nhập khẩu lớn nhất, chiếm 31% tổng lượng gạo xuất khẩu. Trong đó, Mozambique và Angola là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn nhất.
Ông Phan Xuân Quế, Tổng Giám Đốc công ty lương thực Miền Bắc (VINAFOOD 1) cho rằng sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán cuối tháng 1, thị trường gạo rất sôi động. Giá cả xuất khẩu và giá bán trong nước đều tăng từ 30 – 50 USD/ tấn, tùy thuộc vào giống gạo và chất lượng sản phẩm.
Ông Quế cũng lưu ý, giá gạo thường được điều chỉnh theo quý hoặc năm, nhưng giá gạo lại thay đổi theo tuần trong những tháng đầu năm 2020, một điều rất hiếm khi xảy ra, đặc biệt là khi Đồng Bằng sông Cửu Long – trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước hiện đang vào thời kì thu hoạch vụ mùa Đông – Xuân. Những dấu hiệu lạc quan cho thấy rằng Việt Nam có khả năng đạt được mục tiêu xuất khẩu gạo 6,7 triệu tấn trị giá hơn 3 tỉ USD trong năm nay.
Để giải thích lý do vì sao chúng ta có giá tốt ở tất cả các phân khúc, ông Quế cho biết do các nước mở cửa thị trường nhập khẩu gạo sớm, các doanh nghiệp đã ký được những hợp đồng giá trị và đẩy mạnh thu mua nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, Trung Quốc, một quốc gia thống trị thị trường Châu Âu trước đây với tổng sản lượng lên đến khoảng 3 triệu tấn gạo hằng năm nay đã bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch COVID – 19 đã tạo cơ hội cho gạo Việt Nam tiến vào thị trường Châu Âu. Nhu cầu mạnh mẽ từ Philippines và Malaysia cũng đã giúp tăng giá gạo Việt Nam, thêm vào đó, cũng giúp thu hẹp khoảng cách giá cả với các đối tác Thái Lan và vượt qua các đối thủ Myanmar và Ấn Độ. Ông cho rằng, những dấu hiệu xuất khẩu khả quan một phần đến từ việc tái cơ cấu nông nghiệp, từ đó giúp cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, hạn chế sự lệ thuộc vào một số thị trường nhất định. Hơn nữa, năng lực cạnh tranh gạo Việt Nam bao gồm các thành phần trong chuỗi giá trị từ sản xuất, cung ứng, chế biến và vận chuyển cũng được cải thiện.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, dịch COVID – 19 ảnh hưởng không nhiều đến ngành gạo Việt Nam và chúng ta có nhiều cơ hội hơn để xuất khẩu gạo sang Nam Phi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên có sự chuẩn bị để tận dụng các lợi thế từ hiệp định FTA giũa EU và Việt Nam được ký kết.
Nguồn: Vietnamnet.